Duy có viết một bài gợi ý về trình tự nghe những video trên youtube, giúp các bạn không bối rối khi không biết phải bắt đầu nghe từ đâu, nghe từ những video nào cho phù hợp. Tham khảo Gợi ý trình tự nghe Video tiếng Anh từ Youtube cho bạn. Còn một vấn đề đáng quan tâm là, xác định thái độ, cách thức khi nghe như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, và sau đây là một số gợi ý cho các bạn tham khảo:
1. Nghe theo tốc độ của người nói đừng cố gắng hiểu ngay.
Khi nghe một video, cố gắng bám theo bài nói như việc bạn chạy đua với người nói vậy. Đừng để đầu ốc ta phải khựng lại khi nghe một từ, hay một cụm từ nào đó mà bạn chưa hiểu ra ngay. Vấn đề nghe và nắm được ý là mục tiêu chính của kỹ năng nghe, đừng ép bạn phải hiểu từng từ một. Trong nhiều trường hợp bạn sẽ hiểu ý của phần trước, sau khi hiểu ý của đoạn liền kề. Một vấn đề nữa là đừng dừng video để nghe lại một đoạn nào đó chưa hiểu theo kiểu bấm (Stop & Play), cứ nghe tiếp như bạn đang ngồi trong hội thảo, hay rạp chiếu phim vậy, đấy mới thực sự là tiếng Anh tự nhiên (Naturally).
2. Đừng dịch sang tiếng Việt trong khi nghe tiếng Anh.
Nhiều người nghe tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt trong đầu, sau đó mới nắm được ý của bài nói. Thực sự đây là một thói quen không tốt, nó diễn ra trong đầu của bạn và làm chậm đáng kể khả năng nghe-hiểu của bạn. Hãy nghe tiếng Anh và nắm ý trực tiếp luôn nhé, đừng đi đường vòng nữa. Có bao giờ bạn nghe tiếng Việt rồi dịch sang một ngôn ngữ nào đó, sau đó mới hiểu ý của câu nói ?
3. Nghe không cần hiểu ngay, nhưng không có nghĩa bạn thiếu sự tập trung.
Đừng vừa nghe mà vừa đọc sách, vừa nghe vừa học bài, vừa nghe vừa làm một chuyện nào khác, hay đầu óc mệt mỏi, buồn ngủ mà cố gắng nghe. Nói thật nghe như vậy không hiệu quả đâu, bạn cần phải chú tâm, chứ không cần phải quá nghiêm trọng, căng thẳng. Đoạn nào không hiểu thì nghe lại vài lần, đến khi nào cố gắng mà không thể nghe được hãy xem phần phụ đề, và như vậy xem phụ đề thì các bạn cũng nhớ dai từ đó luôn.
4. Nghe nắm ý, đừng mong hiểu hết 100%.
Nếu bạn nghe một bài nghe có thể hiểu được 80% đến 90% là quá good, nhưng nghe được ở đây đừng hiểu là: bài nói có 100 từ, bạn nghe được 80 đến 90 từ là được. Không phải như vậy, hiểu ở đây là nắm ý, nắm thông điệp mà bài nghe muốn truyền tải.
Đọc thêm bài: Gợi ý cách nghe video tiếng Anh đạt hiệu quả cao.
Chúc bạn thành công !
1. Nghe theo tốc độ của người nói đừng cố gắng hiểu ngay.
Khi nghe một video, cố gắng bám theo bài nói như việc bạn chạy đua với người nói vậy. Đừng để đầu ốc ta phải khựng lại khi nghe một từ, hay một cụm từ nào đó mà bạn chưa hiểu ra ngay. Vấn đề nghe và nắm được ý là mục tiêu chính của kỹ năng nghe, đừng ép bạn phải hiểu từng từ một. Trong nhiều trường hợp bạn sẽ hiểu ý của phần trước, sau khi hiểu ý của đoạn liền kề. Một vấn đề nữa là đừng dừng video để nghe lại một đoạn nào đó chưa hiểu theo kiểu bấm (Stop & Play), cứ nghe tiếp như bạn đang ngồi trong hội thảo, hay rạp chiếu phim vậy, đấy mới thực sự là tiếng Anh tự nhiên (Naturally).
2. Đừng dịch sang tiếng Việt trong khi nghe tiếng Anh.
Nhiều người nghe tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt trong đầu, sau đó mới nắm được ý của bài nói. Thực sự đây là một thói quen không tốt, nó diễn ra trong đầu của bạn và làm chậm đáng kể khả năng nghe-hiểu của bạn. Hãy nghe tiếng Anh và nắm ý trực tiếp luôn nhé, đừng đi đường vòng nữa. Có bao giờ bạn nghe tiếng Việt rồi dịch sang một ngôn ngữ nào đó, sau đó mới hiểu ý của câu nói ?
3. Nghe không cần hiểu ngay, nhưng không có nghĩa bạn thiếu sự tập trung.
Đừng vừa nghe mà vừa đọc sách, vừa nghe vừa học bài, vừa nghe vừa làm một chuyện nào khác, hay đầu óc mệt mỏi, buồn ngủ mà cố gắng nghe. Nói thật nghe như vậy không hiệu quả đâu, bạn cần phải chú tâm, chứ không cần phải quá nghiêm trọng, căng thẳng. Đoạn nào không hiểu thì nghe lại vài lần, đến khi nào cố gắng mà không thể nghe được hãy xem phần phụ đề, và như vậy xem phụ đề thì các bạn cũng nhớ dai từ đó luôn.
4. Nghe nắm ý, đừng mong hiểu hết 100%.
Nếu bạn nghe một bài nghe có thể hiểu được 80% đến 90% là quá good, nhưng nghe được ở đây đừng hiểu là: bài nói có 100 từ, bạn nghe được 80 đến 90 từ là được. Không phải như vậy, hiểu ở đây là nắm ý, nắm thông điệp mà bài nghe muốn truyền tải.
Đọc thêm bài: Gợi ý cách nghe video tiếng Anh đạt hiệu quả cao.
Chúc bạn thành công !
Quốc Duy.